Thẩm định mua sắm tài sản là quá trình đánh giá, kiểm tra và xác nhận giá trị, tính hợp lý, chất lượng và tình trạng của tài sản trước khi thực hiện việc mua sắm. Mục đích của thẩm định mua sắm tài sản là giúp người mua sắm đưa ra quyết định thông minh và đảm bảo tính hiệu quả của việc đầu tư, tránh những rủi ro không cần thiết.
1. Mục đích thẩm định để mua sắm mới tài sản
- Làm cơ sở trình báo các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự tán mua sắm mới
- Làm cơ sở xác định giá khởi điểm để tiến hành bán đấu giá tài sản.
- Làm cơ sở xác định giá trần để các tổ chức tiến hành đấu thầu mua sắm mới tài sản
- Làm cơ sở xác định giá trị để các tổ chức doanh nghiệp tiến hành mua sắm mới theo quy định hiện hành.
2. Các trường hợp thường gặp của thẩm định mua sắm tài sản bao gồm
- Mua sắm tài sản cho doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp muốn mua sắm tài sản mới như máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, đất đai… thẩm định mua sắm tài sản sẽ giúp đánh giá tính hợp lý của việc đầu tư, chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đảm bảo tính an toàn cho công việc sản xuất kinh doanh.
- Mua sắm tài sản cá nhân: Thẩm định mua sắm tài sản cũng được áp dụng trong trường hợp mua sắm tài sản cá nhân như ô tô, nhà cửa, đồ dùng gia đình… Giúp người mua sắm có thể đưa ra quyết định đúng đắn, chọn lựa sản phẩm tốt nhất với giá trị phù hợp.
- Đầu tư bất động sản: Trong trường hợp đầu tư bất động sản, thẩm định mua sắm tài sản giúp xác định giá trị thực của tài sản và đánh giá tính khả thi của việc đầu tư vào bất động sản đó.
- Mua sắm tài sản công cộng: Thẩm định mua sắm tài sản được sử dụng để đánh giá tính hợp lý và chất lượng của tài sản công cộng như đường, cầu, bệnh viện, trường học, khu dân cư…
- Mua sắm tài sản nguyên liệu: Thẩm định mua sắm tài sản còn được áp dụng khi mua sắm nguyên liệu, giúp đánh giá tính hợp lý của giá thành và chất lượng của nguyên liệu đó.
3. Nội dung mua sắm bao gồm
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
- Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
- Mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
- May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);
- Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
- Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
- Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;
- Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
- Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
- Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
4. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm
- Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
- Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
- Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Tổng kết lại, thẩm định mua sắm tài sản là quá trình quan trọng trong việc mua sắm tài sản, giúp đánh giá tính hợp lý, chất lượng và giá trị của tài sản trước khi thực hiện việc đầu tư. Việc thực hiện thẩm định mua sắm tài sản đảm bảo tính hiệu quả của việc đầu tư, tránh những rủi ro không cần thiết và giúp người mua sắm đưa ra quyết định thông minh.
5. Công ty xác định giá trị doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam
Ngày nay nhu cầu xác định giá trị của doanh nghiệp là một điều vô cùng cần thiết, là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp.
CÔNG TY QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN AMC, đơn vị thẩm định giá độc lập uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp. AMC được thành lập trên sự hợp tác của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích tài chính, kiểm toán, ngân hàng tại Việt Nam.
Trải qua một quá trình phát triển, (AMC VALUE) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Bên cạnh đó AMC VALUE áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.