Thẩm định giá doanh nghiệp nhằm xác định giá trị hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp tránh những thất thoát kinh tế khi hợp tác. Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp còn đảm bảo tính khách quan, tăng thuyết phục cho nhà đầu tư cho người được gọi vốn.
Cổ phần doanh nghiệp là gì?
Cổ phần doanh nghiệp, công ty là hoạt động chia giá trị của doanh nghiệp thành những phần bằng nhau. Điều kiện pháp lý cũng như quyền lợi khi chia cổ phần doanh nghiệp được quy định rõ tại điểm a khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020.
Ví dụ như: Một doanh nghiệp được định giá là 50 tỷ đồng. Giá trị này được chia thành 10.000 phần bằng nhau – tương ứng là 10.000 cổ phần. Khi đó mỗi cổ phần sẽ có giá trị là 5 triệu đồng.
Theo Luật doanh nghiệp hiện nay, có 2 loại cổ phần là: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong đó, cổ phần phổ thông bắt buộc phải có, cổ phần ưu đãi có thể có hoặc không. Các quyền hạn, lợi ích của các cổ đông trong doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào số lượng cổ phần mà họ nắm giữ. Hay nói cách khác, nếu sở hữu càng nhiều cổ phần doanh nghiệp thì người sở hữu càng có nhiều quyền hạn, vị trí quan trọng, lợi ích trong doanh nghiệp đó.
Các hình thức gọi vốn đầu tư
Bên cạnh thống nhất việc nắm giữ cổ phần từ khi bắt đầu thành lập bằng các văn bản góp vốn, đăng ký vốn điều lệ…; trong quá trình phát triển, doanh nghiệp có thể kêu gọi thêm các nguồn đầu tư mới từ cá nhân, tổ chức, ngân hàng, quỹ…nhằm phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đó.
Hiện nay có các hình thức kêu gọi vốn đầu tư sau:
- Kêu gọi vốn đầu tư qua ngân hàng
- Kêu gọi vốn đầu tư qua các quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp
- Kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm
- Gọi vốn đầu tư từ các chương trình truyền hình thực tế
- Gọi vốn đầu tư qua các website/app huy động vốn cộng đồng
- Gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế
Tại sao cần thẩm định giá công ty khi cổ phần, gọi vốn
Có một số lý do chính tại sao cần thẩm định giá công ty khi cổ phần hóa hoặc gọi vốn như sau:
- Xác định giá trị công ty để làm cơ sở phát hành cổ phiếu. Khi cổ phần hóa, công ty cần xác định giá trị công ty để quyết định số lượng cổ phiếu phát hành và giá phát hành mỗi cổ phiếu. Thẩm định giá giúp xác định giá trị công ty một cách khách quan.
- Làm cơ sở thu hút đầu tư. Khi gọi vốn từ các nhà đầu tư, việc có báo cáo thẩm định giá chuyên nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng của công ty, từ đó có quyết định đầu tư phù hợp.
- Minh bạch thông tin. Báo cáo thẩm định giá cung cấp thông tin minh bạch về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà đầu tư yên tâm hơn.
- Tuân thủ quy định pháp lý. Tại một số quốc gia, thẩm định giá là bắt buộc trước khi cổ phần hóa hoặc gọi vốn cổ phần theo luật định. Thẩm định giá đảm bảo công ty tuân thủ quy định.
Như vậy, thẩm định giá là cần thiết để xác định giá trị công ty một cách độc lập, khách quan, giúp quá trình gọi vốn hoặc cổ phần hóa được minh bạch và thuận lợi.
Thẩm định giá công ty hay doanh nghiệp khi chia cổ phần, bổ sung vốn đầu tư là yêu cầu tất yếu để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu hay nhà đầu tư mới.
Với phương diện chủ sở hữu, họ cần dịch vụ thẩm định giá để xác định chính xác giá trị theo giá trị thị trường, tránh những thiệt hại về kinh tế khi tham gia đàm phàn kêu gọi vốn đầu tư.
Về khía cạnh nhà đầu tư vốn, mua cổ phần thì họ cần sự đánh giá chính xác khách quan về giá bởi nếu giá trị do bên kêu gọi vốn tự đưa ra thì thường sẽ cao hơn giá trị thị trường bởi những kỳ vọng của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cũng như không bị “hớ giá” thì thiết phải có đơn vị độc lập đủ năng lực pháp lý và chuyên môn đứng ra thực hiện và có thể bảo vệ giá trị khi cần thuyết trình.