Máy móc thiết bị, vật tư là loại hình tài sản phong phú đa dạng nhất được giao dịch trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, tất cả các thành phần kinh tế, ngành nghề sản xuất, dịch vụ đều có các loại hình máy móc thiết bị riêng, được sử dụng cho các giao dịch như: thế chấp vay vốn, góp vốn công ty, mua bán-chuyển nhượng, thanh lý, mua sắm, đấu thầu…Vì vậy, việc thẩm định giá trị loại hình tài sản này được diễn ra hàng ngày và có những lưu ý cần biết.
Phân loại máy móc khi thiết bị
Hiện nay máy móc thiết bị được phân loại dựa trên lĩnh vực, ngành nghề, mục đích sử dụng và được chia làm 6 nhóm chính sau:
- Nhóm máy móc thiết bị khai thác đá, máy công nghiệp sản xuất, máy công cụ…
- Nhóm dây chuyền sản xuất, công nghệ điện tử.
- Nhóm máy móc thiết bị ngành Y tế, Dược phẩm, khám chữa bệnh
- Máy móc thiết bị cho văn phòng (máy tính, máy chiếu, nội thất, trang thiết bị văn phòng…)
- Máy móc thuộc ngành vận vải, logistic, kho bãi: xe tải, xe du lịch, cần cẩu, xà lan, nhà kho, thùng container..
- Nhóm máy móc thiết bị Nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp
- Các loại máy móc thiết bị, vật tư khác…
Ngoài ra, theo ngành thẩm định giá, máy móc còn được chia làm 2 loại là: Máy móc thiết bị mới và Máy móc đã qua sử dụng.
Trường hợp nào cần thẩm định giá máy móc thiết bị
Đối với yêu cầu thẩm định giá máy móc thiết bị thì hiện nay chủ tài sản hay các bên tham giao dịch liên quan tới tài sản đó có quyền thẩm định giá tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, sự thỏa thuận giữa các bên; hoặc các trường hợp bắt buộc theo quy định của Nhà Nước.
Cụ thể, theo Điều 31 Luật Giá quy định về tài sản thẩm định giá như sau:
“Điều 31. Tài sản thẩm định giá
- Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
- Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về trường hợp hay các loại hình bắt buộc phải thẩm định giá. Hoạt động thẩm định giá máy móc thiết bị như trên được thực hiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá hoặc trường hợp Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ý nghĩa tác dụng của việc thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định giá máy móc thiết bị, vật tư, hàng hóa là hoạt động xác định giá trị của tài sản đó theo giá trị thị trường được quy đổi ra đơn vị tiền đồng, theo những phương pháp và quy định của Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam. Chứng thư và báo cáo thẩm định giá được xem là cơ sở pháp lý để chủ tài sản hay cơ quan Nhà nước sử dụng cho các mục đích sau:
- Làm tài sản đảm bảo cho vay vốn Ngân hàng, tín dụng
- Thanh lý tài sản hết khấu hao, giải thể doanh nghiệp
- Đấu thầu, mua sắm công
- Góp vốn đầu tư doanh nghiệp, xác định cổ phần
- Phần chia tài sản.
- Chuyển nhượng – sáp nhập (M&A)
- Tính thuế và hạch toán kế toán, báo cáo tài chính.
- Bảo hiểm, đền bù
- Phân chia thừa kế, giải quyết tranh chấp
- Chứng minh tài chính
- Các mục đích khác…