(amcvalue.com | AMC VALUE) Công ty Startup là những công ty mới đi vào hoạt động hay còn gọi là giai đoạn khởi nghiệp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, phong trào startup – khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu xác định giá trị công ty để gọi vốn đầu tư, cổ phần hóa, M&A, mua bán, chuyển nhượng…
Điểm khác biệt lớn nhất của một doanh nghiệp startup với một doanh nghiệp lâu năm trên khía cạnh định giá là việc xác định dòng tiền hay giá trị trong tương lai. Nếu đối với một doanh nghiệp đã có nhiều thâm niên thì việc xác định dòng tiền, doanh thu, giá trị có thể dễ dàng và đáng tin cậy hơn; ngược lại đối với công ty startup, điều này sẽ khó khăn và kém tin cậy hơn. Vì vậy nếu bạn là chủ của một công ty startup, muốn định giá doanh nghiệp của mình thì nên sử dụng các phương pháp sau.
Định giá công ty starup theo bội số doanh thu
Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần nắm được thông tin về: Giá trị của một công ty có lĩnh vực hoạt động tương tự như của bạn (Enterprise Value – EV); Thu nhập của các công ty đó (Earnings). Khi thuyết phục nhà đầu tư, bạn cần tính được tỷ số giữa Giá trị doanh nghiệp/Doanh thu trước lãi vay, thuế và khấu hao của công ty có lĩnh vực hoạt động tương tự kia.
EV/EBITDA – Tỉ số giữa Giá trị doanh nghiệp trên Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. Tỉ số EV / EBITDA không cố định mà biến động liên tục qua thời gian; phụ thuộc vào tình hình kinh doanh trung bình của các công ty trong ngành.
Định giá startup theo giai đoạn phát triển
Đây là phương pháp định giá starup dễ nhất mà các doanh nghiệp có thể sử dụng. Theo phương pháp này thì công ty Startup càng hoạt động được lâu, doanh thu và lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng ít và giá trị định giá càng lớn.
Nếu công ty startup đó đang có ý định gọi vốn đầu tư thì để tăng thêm tỷ lệ thành công và giá trị của doanh nghiệp, công ty đó cần xây dựng chi tiết kế hoạch, lộ trình phát triển. Đồng thời công ty đó cũng cần chứng minh được kế hoạch phát triển đó là khi thì và có lợi nhuận.
Định giá công ty startup theo phương pháp Berkus
Đây là phương pháp thường dùng để định giá cho các công ty khởi nghiệp chưa có doanh thu và và định giá cơ bản dựa trên sự phát triển của startup. Nó được tiến hành định giá dựa theo sự phát triển trong thời gian gần. Giá trị cao nhất là 2 triệu USD (hoặc nhiều trường hợp lên tới 2,5 triệu USD). Người định giá chỉ cần thêm 0.5 triệu USD cho mỗi giai đoạn phát triển thêm của startup.
Theo phương pháp này, giá trị của công ty startup sẽ được dự trên giá trị bằng tiền của 5 yếu tố: ý tưởng kinh doanh, công nghệ áp dụng, chất lượng nhâm sự điều hành, quan hệ chiến lược, khả năng triển khai sản phẩm và bán hàng.
Kết luận
Định giá công ty startup là công việc gần như bắt buộc nếu các chủ doanh nghiệp đó đang cần kêu gọi vốn đầu tư hay cổ phần hóa. Nhìn chung việc định giá công ty startup ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển cũng gặp những khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, để gia tăng giá trị và xác định được chính xác giá trị công ty startup thì chủ doanh nghiệp cần lưu ý 2 yếu tố quan trọng:
- Tỷ lệ % hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh của chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình theo đuổi càng được đánh giá cao.
- Tại thời điểm định giá, startup đó đạt được tốc độ tăng trưởng như thế nào đối với những chỉ tiêu hoạt động (KPI) tương ứng với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.