Chứng thư và báo cáo thẩm định giá là gì? giá trị của chứng thư định giá tài sản là bao lâu, theo thỏa thuận hay quy định của pháp luật?…là hai trong số những thắc mắc mà nhiều khách hàng khi cần thẩm định giá hay gặp phải. Hãy cùng định giá Sunvalue tìm hiểu vấn đề này.
Thẩm định giá tài sản là gì?
Thẩm định giá trị tài sản là hoạt động xác định giá trị của tài sản ra đơn vị tiền mặt tại thời điểm định giá. Giá trị này xác được xác định theo giá trị thị trường theo những phương pháp, quy định của Luật giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và phục vụ những mục đích cụ thể của chủ tài sản hoặc bên yêu cầu định giá. Kết quả của hoạt động định giá đó sẽ là Chứng thư và báo cáo thẩm định giá do đơn vị thực hiện định giá phát hành.
Tại sao cần thẩm định giá?
Để hiểu được vì sao cần thẩm định giá thì cần hiểu tài sản định giá bao gồm Bất động sản và Động sản. Trong đó bất động sản bao gồm như: đất đai, nhà ở, các tài sản gắn liền với đất; Động sản là những gì không phải là bất động sản như: Doanh nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tàu thuyền…
Các tài sản đều có giá trị kinh tế riêng và biến động theo thời gian, giao dịch của thị trường, vị trí địa lý, quan hệ cung – cầu… Vì vậy để xác định chính xác giá trị của tài sản đó làm căn cứ cho các giao dịch như: thế chấp vay vốn ngân hàng, mua bán, góp vốn cổ phần, phân chia tài sản, bảo hiểm, đấu thầu – thanh lý, chứng minh tài chính, thế chấp đảm bảo…thì cần đơn vị định giá độc lập, đủ năng lực chuyên môn và điều kiện pháp lý (được cấp Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá của Bộ tài chính) đứng ra xác định giá trị tài sản chính xác nhất.
Đây cũng là cơ sở để các chủ tài sản, khách hàng, cơ quan công quyền, ngân hàng…tiến hành các giao dịch, công việc liên quan đến giá trị tài sản đó.
Giá trị của chứng thư và báo cáo thẩm định giá?
Chứng thư và báo cáo thẩm định giá tài sản là cơ sở pháp lý để chủ tài sản và các bên liên quan thực hiện các mục đích như:
- Thế chấp vay vốn, bảo lãnh tín dụng với Ngân hàng.
- Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh
- Phát hành cổ phiếu, gọi vốn đầu tư
- Phân chia tài sản, tranh chấp giá trị
- Thu hồi công nợ, thanh lý tài sản
- Lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án
- Đền bù, mua bảo hiểm tài sản, khiếu nại
- Làm giá khởi điểm đấu giá
- Hoạch toán kế toán, tính thuế
- Chứng minh năng lực tài chính, định cư
- Các mục đích khác
Báo cáo và chứng thứ thẩm định giá ghi gì?
Nội dung của Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá được Hội thẩm định giá Việt Nam (Bộ tài chính) quy định theo biểu mẫu trong các Tiêu chuẩn thẩm định giá 06. Theo đó nội dung của báo cáo và chứng thư thẩm định giá gồm:
- Các thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá
- Các thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá
- Thông tin tổng quan về thị trường, các thông tin về thị trường giao dịch của nhóm (loại) tài sản thẩm định giá
- Thông tin về tài sản thẩm định giá
- Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá
- Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).
- Cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá
- Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá
- Những điều khoản loại trừ và hạn chế
- Các phụ lục kèm theo
Bên cạnh đó, phần cuối Báo cáo kết quả thẩm định giá phải ghi rõ được phát hành bao nhiêu bản chính bằng tiếng Việt (trong trường hợp Báo cáo kết quả thẩm định giá được phát hành bằng 02 ngôn ngữ trở lên) kèm theo Chứng thư thẩm định giá số bao nhiêu, ghi rõ ngày tháng năm phát hành tại Công ty/đơn vị định giá nào.
Báo cáo phải có đủ chữ ký, họ tên, số thẻ thẩm định của Thẩm định viên về giá; chữ ký, họ tên, số thẻ thẩm định của người đại diện doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có) của doanh nghiệp định giá đó.
Đơn vị đủ điều kiện thực hiện định giá tài sản?
Thẩm định giá trị tài sản là hoạt động chuyên môn của ngành tài chính đòi hỏi đợn vị thực hiện phải có đủ nghiệp vụ, trình độ về tài chính, ngân hàng, bất động sản, quản trị doanh nghiệp, kiến thức pháp luật, thị trường…để tiến hành xác định chính xác giá trị của tài sản.
Hiện nay theo quy định của nhà nước, các cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ thẩm định giá ngoài yếu tố năng lực chuyên môn về định giá phải có đủ điều kiện pháp lý như:
- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá do Bộ tài chính cấp
- Có thẻ thẩm định viên
- Có giấy Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp (đối với công ty)
Chi phí thuê dịch vụ thẩm định giá?
Phí thẩm định giá tài sản là mức phí mà chủ tài sản, đơn vị thuê định giá cần trả cho đơn vị thẩm định giá để thực hiện định giá tài sản. Mức phí trên được tính theo 2 cách:
- Một là tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản đảm bảo sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị của tài sản đó cộng với chi phí phát sinh (công tác phí, phí kiểm nghiệm (nếu có)…)
- Hai là báo giá trọn gói Hợp đồng thẩm định giá theo thỏa thuận của hai bên.