(amcvalue.com | Đặc trưng nhận biết quyền sở hữu trí tuệ) – Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình được hưởng sự công nhận pháp lý và bảo vệ pháp luật đặc biệt. Luật pháp đã cung cấp một sự công nhận đặc biệt là kết quả của thói quen pháp lý. Đó là, các tòa án đã công nhận các quyền và các ưu đãi đặc biệt của một số tài sản vô hình đủ để chúng trở thành quyền sở hữu trí tuệ.
Có 5 loại quyền Sở hữu trí tuệ chung cho mục đích chứng minh các đặc trưng duy nhất của chúng. Năm loại quyền Sở hữu trí tuệ đó là tương tự đối với các loại tài sản vô hình cụ thể trong đó chúng sẽ được bao gồm. Năm loại đó không nên nhầm lẫn với hai loại của quyền sở hữu trí tuệ – sáng lập và đổi mới, là hai loại miêu tả tiến trình phát triển của quyền Sở hữu trí tuệ . Năm loại chung của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Liên quan đến Marketing: Nhãn hiệu và các biểu tượng dịch vụ
- Liên quan đến kỹ thuật: Một số loại phát minh
- Liên quan đến nghệ thuật: Văn hóa và bản quyền âm nhạc
- Liên quan đến việc xử lý dữ liệu: Bản quyền phần mềm máy tính, các mặt nạ và vật chủ của chip máy tính
- Liên quan đến kỹ thuật ứng dụng công nghệ: Các thiết kế công nghệ và các bí mật thương mại.
1. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Marketing
Nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng dịch vụ, và logo nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Người chủ sở hữu của một biểu tượng có quyền loại trừ người khác khỏi việc sử dụng biểu tượng liên quan tới sự sở hữu của mình mà người tiêu dùng thông thường sẽ có khả năng nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc sự bảo lãnh của hàng hóa hoặc dịch vụ. Sự đăng ký nhãn hiệu thương mại cung cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu một số thuận lợi thủ tục pháp lý quan trọng nếu có những thách thức phát sinh liên quan đến sử dụng hoặc sở hữu nhãn hiệu.
2. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật
Quyền pháp lý bảo vệ phát minh không tồn tại cho đến khi phát minh được cấp phép thực sự. Tuy nhiên, một khi phát minh được cấp phép, người chủ sở hữu có quyền loại trừ các người khác khỏi việc sử dụng, hoặc bán sản phẩm phát minh trong giai đoạn bảo vệ phát minh.
3. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật
Bản quyền có giá trị pháp lý trong thời gian sống của tác giả cộng thêm 50 năm. Trong trường hợp có đồng tác giả thì thời gian bảo hộ chấm dứt vào 50 năm sau đồng tác giả cuối cùng chết. Mặc dù không yêu cầu đăng ký để duy trì sự bảo vệ bản quyền, việc đăng ký bản quyền cho phép chủ sở hữu một số phương thức thuận lợi trong trường hợp khiếu kiện sự xâm phạm.
4. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến xử lý dữ liệu
Nếu đáp ứng một số yêu cầu, phần mềm máy tính tuân theo sự đăng ký và bảo vệ bản quyền. Như với bản quyền, nó không cần thiết đăng ký để được hưởng sự bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền sẽ cung cấp cho người chủ sở hữu một số thuận lợi trong việc khiếu kiện sự xâm phạm.
5. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kỹ thuật ứng dụng công nghệ
Các bí mật thương mại và tài liệu ứng dụng kỹ thuật liên quan (như thiết kế, bản vẽ, sơ đồ, biểu đồ, họa đồ, công thức hóa chất, bí mật thương mại…) được bảo vệ bởi cơ quan pháp luật. Sự bảo vệ được thực hiện đối với quyền Sở hữu trí tuệ liên quan tới kỹ thuật ứng dụng công nghệ khi các chủ sở hữu tiến hành các bước đi tích cực và thận trọng để duy trì sự bí mật của quyền Sở hữu trí tuệ.
Tài liệu thao khảo: Tuyển tập phương pháp thẩm định giá trị các loại tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ định giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia