(CÔNG TY QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN AMC – amcvalue.com) – Định giá cổ phiếu là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần biết. Để chọn được cổ phiếu tiềm năng khả năng sinh lời cao, hạn chế rủi ro, nhà đầu tư phải biết cách định giá nó đắt hay rẻ, có những kế hoạch và góc nhìn đúng đắn về thị trường chứng khoán.
Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh và đặc biệt được nhiều nhà đầu tư tiếp cận quan tâm, các nhà đầu tư coi chứng khoán là một kênh đầu tư cho tương lai của họ. Điểm chung nhất giữa các nhà đầu tư là đang rót những đồng tiền tiết kiệm được để mua cổ phiếu. Vì vậy để xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu có vai trò vô cùng quan trọng từ đó giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro và có khả năng sinh lời cao. Thẩm định giá AMC xin chia sẻ các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản chính xác nhất.
1. Giá cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.
Giá cổ phiếu được hiểu là số tiền người mua phải trả để sở hữu một cổ phiếu. Mức giá này không cố định mà sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường giữa người bán và người mua.
2. Thị giá cổ phiếu là gì
Thị giá cổ phiếu (Stock price) là giá giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu tại một thời điểm xác định. Đặc điểm của thị giá có thể bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu có những biến động theo thời gian và sự tác động của các yếu tố như: tình hình hoạt động doanh nghiệp, thị trường, lãi suất, tình hình kinh tế vĩ mô,…
3. Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là hoạt động giúp các nhà đầu tư chứng khoán xác định được giá trị nội tại hay giá trị thực của một cổ phiếu.
Có thể hiểu đơn giản việc định giá cổ phiếu là việc giúp các nhà đầu tư đánh giá, xác định định được giá trị thực của một cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Từ đó nhận định được thị trường cũng như các danh mục và ra quyết định đầu tư.
4. Ý nghĩa của việc Định giá cổ phiếu?
Việc định giá cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong tham gia đầu tư chứng khoán để có khả năng sinh lời cao và hạn chế rủi ro. Điều này không chỉ là yếu tố quyết định tác động đến các nhà đầu tư mà còn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phát hành ra cổ phiếu đó. Vì vậy, phải định giá chứng khoán đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư là vô cùng quan trọng.
- Đối với doanh nghiệp:Việc định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng và cần thiết đối với một công ty cổ phần khi muốn huy động vốn, chào bán cổ phiếu hay nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường chứng khoán
- Đối với nhà đầu tư:Nhà đầu tư biết được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi lớn nhất và đáng mua thông qua việc định giá cổ phiếu giúp. Từ đó có thể đưa ra những quyết định giao dịch, nếu thị giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị mà nhà đầu tư định giá thì nên mua vào cổ phiếu. Hoặc nếu thị giá cổ phiếu đã cao hơn so với định giá để thu về lợi nhuận thì nên bán ra cổ phiếu.
5. Một số lưu ý khi định giá cổ phiếu
Ngoài ra nhà đầu tư cần phải lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, thị giá của cổ phiếu khi định giá cổ phiếu như: Tình trạng phát triển chính trị – kinh tế; Quy luật cung cầu trên thị trường; Báo cáo tình hình tài chính từ doanh nghiệp; Tâm lý của nhà đầu tư
- Tình trạng phát triển chính trị – kinh tế:Thị giá của cổ phiếu có thể bị chi phối lớn do tác động từ nền nền kinh tế quốc gia, kinh tế thế giới cũng như tình hình chính trị trong và ngoài nước. Thông thường thị giá cổ phiếu thường có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Có thể hiểu, thị giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và ngược lại xu hướng giá giảm khi nền kinh tế chung đi xuống.
- Quy luật cung cầu trên thị trường: Một cổ phiếu được có lượng cầu cao nghĩa là nhiều người mua thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Báo cáo tình hình tài chính từ doanh nghiệp: Nếu tốc độ tăng trưởng và doanh thu cao cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì có khả năng giá cổ phiếu của doanh nghiệp này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai và ngược lại.
- Tâm lý của nhà đầu tư:Chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin, chỉ cần một vài thông tin gây nhiễu xuất hiện thì rất có thể ảnh hưởng đến thị trường và làm giao động mạnh. Để có thể xác định giá cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần phải có tâm lý vững vàng, bình tĩnh và chọn lọc được những thông tin chính xác thì từ đó mới có thể đưa ra quyết định đầu tư tối ưu và chính xác hơn.
6. Các phương pháp định giá cổ phiếu chính xác nhất
Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách định giá cổ phiếu, dưới đây là 3 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất
6.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu được ký hiệu là P/E.
Công thức định giá cổ phiếu:
Giá cổ phiếu =Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x Hệ số giá/thu nhập
Giá cổ phiếu= EPS x P/E
Cách áp dụng:
Cách 1: Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá. Khi đó chúng ta sẽ xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.
- Giá cổ phiếu cần định giá = EPS công ty cần định giá x P/E Ngành công ty đó
Cách 2: Xác định hệ số P/E hợp lý hay nội tại của chính công ty đó. Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty.
Giá cổ phiếu= EPS x P/E
Trong đó:
P: Giá thị trường của mỗi cổ phần tại thời điểm định giá
E: Thu nhập trên mỗi cổ phần hay còn gọi là EPS. EPS có nhiều cách tính khác nhau. Nếu phân theo thời gian lưu hành của cổ phiếu thì EPS có thể được tính bằng những cách như:
- EPS hiện tại tức EPS được tính ở năm tài chính gần nhất với thời điểm định giá. Khi đó ta có P/E hiện tại.
- EPS của 4 quý gần nhất trở về trước tính từ thời điểm định giá.
- EPS của kỳ tiếp theo tức EPS kỳ vọng trong năm tài chính kế tiếp (năm chứa thời điểm định giá). Khi đó ta có P/E tương lai
Hạn chế của phương pháp P/E
- Việc định giá khá chính xác do việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng
- Làm thế nào để chọn tỷ số P/E cho phù hợp
- Liệu nhà đầu tư có tin tưởng vào tỷ số P/E bình quân của ngành không. Nếu có, vẫn còn sai số giữa P/E của ngành và P/E của công ty
6.2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B: Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.
6.3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S: Phương pháp cuối cùng, định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S, là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Và cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên, chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau
Hiện nay một số phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản được các chuyên gia và nhà đầu tư áp dụng bao gồm: Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE; Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức; Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham,…Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá. Không có một công thức hay phương pháp chung để thẩm định giá chính xác cổ phiếu cho trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh, định hướng tương lai, điều kiện vĩ mô, nội lực doanh nghiệp hay năng lực nhà đầu tư lại cho những nhận định khác nhau về giá trị của cổ phiếu đó. Vì vậy, đôi khi có một số trường hợp nhà đầu tư không thể định giá được doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể tham khảo các nội dung phân tích mà các chuyên gia phân tích cung ứng để có thể bổ sung vào quyết định lựa chọn của mình.