Việt Nam hiện đang có khoảng 1000 – 1500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics. Theo “Báo cáo dự báo kỹ năng ngành logistics 2021 – 2023” được VCCI tổ chức năm 2021, ngành này đang có tốc độ tăng trưởng lên tới 35 – 45 %/năm. Nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp logistics phục vụ mục đích khác nhau ngày càng lớn và đang được nhiều người tìm kiếm.
Doanh nghiệp Logistics là gì?
Trước hết để về khái niệm Doanh nghiệp logistic, ta cần hiểu về rõ về lĩnh vực Logistics là gì. Theo điều 233, Bộ Luật Thương mại năm 2005 có định nghĩa về dịch vụ Logistics như sau:
“Dịch vụ Logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Như vậy, doanh nghiệp Logistics là doanh nghiệp có dịch vụ hoạt động hay khai thác bất kỳ một trong các nội dung trên. Bên cạnh đó doanh nghiệp hay công ty dịch vụ logistics được hiểu là nằm trong chuỗi dây chuyền, hậu cần nên tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất – thương mại sản phẩm/dịch vụ đó.
Giá trị của doanh nghiệp Logistics bao gồm những gì?
Việc xác định giá trị của doanh nghiệp hay công ty dịch vụ logistics cũng tương tự như các doanh nghiệp lĩnh vực khác, theo đó tùy vào phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định viên sẽ xác định giá trị từ các thanh phần nào.
Thông thường giá trị doanh nghiệp logistics sẽ được tính trên giá trị tài sản cố định bao gồm: bất động sản, nhà xưởng, nhà kho, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vốn chủ sở hữu… cộng với giá trị tài sản vô hình gồm: khách hàng, thương hiệu, đơn hàng tiềm năng, dòng tiền tương lai… Các công ty logistics có thể thẩm định giá một phần giá trị hoặc toàn bộ giá trị của doanh nghiệp đó.
Việc định giá doanh nghiệp logistics nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục đích khác nhau:
- Kêu gọi đầu tư, góp vốn: Đây là một trong những mục đích quan trọng hàng đầu và phổ biến hiện nay; bởi muốn kêu gọi được vốn đầu tư của các nhà đầu tư cần xác định chính xác giá trị doanh nghiệp của mình là bao nhiêu tiền.
- Thế chấp vay vốn Ngân hàng
- Phát hành cổ phiếu
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Chứng minh năng lực tài chính
- Cổ phần, liên doanh, góp vốn, sáp nhập
- Thanh toán thuế, bảo hiểm…
Phương pháp định giá công ty logistics
Tùy thuộc vào mục đích thẩm định giá của doanh nghiệp, thẩm định viên sẽ lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất để xác định giá trị của doanh nghiệp đó. Các phương pháp định giá công ty dịch vụ logistics phổ biến bao gồm:
- Phương pháp định giá tài sản
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Phương pháp giá giao dịch
- Phương pháp tỷ số bình quân
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Phí thẩm định giá doanh nghiệp logistics
Phí thẩm định giá doanh nghiệp, công ty dịch vụ logistics là chi phí để thuê đơn vị có đủ điều kiện pháp lý và năng lực tiến hành định giá doanh nghiệp đó. Thông thường, phí thẩm định giá sẽ được tính trên phần trăm (%) tổng giá trị tài sản của Doanh nghiệp (từ 0,05 – 0,7%) cộng với công tác phí (nếu có). Hoặc sẽ do thỏa thuận giữa hai bên để có môt mức phí trọn gói.
Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp logistics thực hiện định giá một phần tài sản hay một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó thì phí thẩm định giá sẽ được điều chỉnh theo loại hình tài sản cụ thể như: bất động sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải, dây chuyền máy móc, hàng hóa…