(AMC VALUE – Thẩm định giá cổ phần) – Thẩm định giá cổ phần doanh nghiệp là xác định giá trị toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định giá. Thẩm định giá cổ phần doanh nghiệp là một khoa học và nghệ thuật, đây là hoạt động chuyên môn vừa mang tính kinh tế kĩ thuật, tính pháp lí, vừa mang tính xã hội.
1. Khái niệm thẩm định giá?
Thẩm định giá luôn gắn liền và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo Điều 4. Luật Giá khái niệm: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Khái niệm cổ phần là?
Trong Luật doanh nghiệp 2020, không có định nghĩa chính xác cổ phần là gì. Tuy nhiên cổ phần được quy định rõ nhất trong phần vốn điều lệ của công ty cổ phần:
“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”
Căn cứ vào quy định trên, ta có thể hiểu cổ phần là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là các cổ đông.
- Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần.
- Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.
Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại là: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông bao gồm:
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông.
- Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Cổ phần ưu đãi bao gồm:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
3. Thẩm định giá cổ phần là gì?
Thẩm định giá cổ phần là việc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính theo quy định tiêu chuẩn thẩm định giá và Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá
4. Phương pháp thẩm định giá cổ phần
Tùy vào tài sản thẩm định giá thẩm định viên căn cứ vào các thông tin đã thu thập được, hồ sơ pháp lý, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá từ đó thẩm định viên áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp. Hiện nay theo tại Việt Nam, thẩm định viên thường áp dụng các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập; Cách tiếp cận hỗn hợp. Đối với mỗi cách tiếp cận sẽ tương ứng từng phương pháp thẩm định giá cụ thể.
- Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là phương pháp so sánh
- Cách tiếp cận từ chi phí: Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế
- Cách tiếp cận từ thu nhập: Phương pháp dòng tiền chiết khấu; Phương pháp vốn hóa trực tiếp
- Cách tiếp cận hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ
4.1. Tài sản hữu hình
Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ các mục đích của mình.
– Tài sản có hình thái vật chất cụ thể, ví dụ: đất đai, nhà cửa, công trình khác, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyền dẫn.
– Tài sản hữu hình có những đặc điểm nhận biết sau:
- Có đặc tính vật lý;
- Thuộc sở hữu của chủ tài sản;
- Có thể trao đổi được;
- Có thể mang giá trị vật chất hoặc tinh thần.
Phương pháp thẩm định giá tài sản hữu hình
Thẩm định giá tài sản hữu hình thẩm định viên thường áp dụng ba cách tiếp cận gồm: Cách tiếp cận từ thu nhập; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thị trường. Tương ứng đối với các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá hợp. Tùy theo từng loại tài sản, thông tin thu thập được thẩm định viên đưa ra phương pháp thẩm định giá thích hợp. Phương pháp thẩm định giá được các thẩm định viên thường xuyên áp dụng gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp chiết trừ
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp
4.2. Tài sản vô hình
Tài sản vô hình là gì?
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình là đối tượng của thẩm định giá khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình, ví dụ: hợp đồng, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng và các tài liệu chứng cứ khác;
- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
Tài sản vô hình gồm những loại nào?
Tài sản vô hình gồm những loại chủ yếu sau đây:
- Tài sản trí tuệ;
- Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật, ví dụ: quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được;
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu;
- Các tài sản vô hình khác.
Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 được Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thẩm định giá tài sản vô hình gồm ba cách tiếp cận gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
- Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường
- Phương pháp chi chí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí
- Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm thuộc cách tiếp cận từ thu nhập
4.3. Tài sản tài chính
Tài sản tài chính bao gồm:
- Tiền mặt;
- Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác. Trong đó công cụ vốn chủ sở hữu là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó.
- Quyền theo hợp đồng để:
- Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác;
- Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho đơn vị;
- Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị.
Tài sản tài chính có thể là: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công ty, các loại trái phiếu khác, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các khoản cho vay và phải thu, cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, hợp đồng quyền chọn, các giấy tờ có giá khác.
Phương pháp thẩm định giá
Thẩm định giá tài sản tài chính thẩm định viên thường áp dụng phương pháp thẩm định giá là: Phương pháp tài sản theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.