(AMC VALUE – Thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính đi nước ngoài) – Trong những năm gần đây nhu cầu đi nước ngoài định cư, du học, đầu tư kinh doanh có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là các quốc gia Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu… Có thể nói mơ ước định cư tại nước ngoài hưởng cuộc sống trọn vẹn bên gia đình và con cái được tiếp cận với nền giáo dục phát triển là niềm khao khát của rất nhiều người.
Một trong yếu tố quyết định đến hồ sơ đi nước ngoài có đủ điều kiện và thuận lợi hay không là việc chứng minh tài chính. Chứng minh tài chính là việc chứng minh cho Đại sứ quán và lãnh sự quán nước bạn cần đến thấy rằng, bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích sang nước họ như đã khai trong hồ sơ. Đó là sự liên kết ràng buộc bạn định cư một cách chính thống, hợp pháp được chính phủ nước sở tại chấp nhận.
1. Chứng minh tài chính là gì?
Chứng minh tài chính (Financial Proofing hay Demonstrate Financial Capability) được hiểu là việc bạn cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán thấy được rằng mình có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích sang nước sở tại như lời khai trong hồ sơ có thể là: chứng minh tài chính định cư, chứng minh tài chính du học, chứng minh tài chính đầu tư nước ngoài, chứng minh tài chính công tác… Bên cạnh đó, việc chứng minh tài chính cũng là một cách để chứng minh ràng buộc của đương đơn với Việt Nam, rằng bạn không cần phải nhập cư bất hợp pháp sau khi kết thúc chuyến đi.
2. Tại sao phải chứng minh tài chính đi nước ngoài
Mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước phát triển như: Mỹ, Úc, Canada, các nước Châu Âu… vấn đề nhập cư, cư trú, làm việc bất hợp pháp luôn luôn khiến chính phủ gặp nhiều khó khăn trong quản lý. Vì vậy khi bất cứ một công dân nào muốn nhập cảnh vào quốc gia của họ đều phải chứng minh tài chính. Việc chứng minh tài chính này cũng là căn cứ để nhận định công dân đi có đúng mục đích như khai trong hồ sơ hay không? Hay sang đó rồi trốn ở lại định cư, làm việc luôn để có thu nhập cao hơn.
3. Tài sản dùng để chứng minh tài chính đi nước ngoài
Hồ sơ chứng minh tài chính sẽ thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn. Đó cũng chính là nguồn tích lũy để hình thành tài sản. Hiện nay tài sản phổ biến bạn cần dùng để làm hồ sơ chứng minh tài chính đi thường ngoài là bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm, bảng lương, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn kinh doanh…Chứng minh là chủ sở hữu của công ty riêng, hoặc hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra bạn có thể chứng minh tài chính từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp…
Việc chứng minh được thu nhập càng cao thì hồ sơ đi nước ngoài của bạn sẽ đẹp và có tính thuyết phục cao hơn.
3.1. Bất động sản
Hồ sơ bất động sản để xác định giá trị chứng minh tài chính bao gồm: Đất đai, căn hộ, trang trại, văn phòng…pháp lý cần chuẩn bị như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng)
- Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
- Quyết định giao đất
- Hợp đồng mua bán
- Hợp đồng thuê đất
- Giấy phép xây dựng
- Bản vẽ hiện trạng
3.2. Động sản
3.2.1. Máy móc thiết bị
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
- Hợp đồng thương mại
- INVOICE
- PACKINGLIST
- Tờ khai hải quan
3.2.2. Phương tiện vận tải
– Đối với xe:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
– Đối với tàu:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
3.3. Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là hình thức đơn giản, nhanh gọn và có tính xác thực nhất. Sổ tiết kiệm chứng minh được khoản tích lũy tiền của bạn chứ không phải bạn đang đi vay mượn của người khác.
Đứng trên góc độ lãnh sự, họ cần xem xét các tài khoản có tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt. Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản chỉ kém tiền mặt, lại được ngân hàng xác nhận. Do đó, cơ quan lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm. Về phần này, hồ sơ rất đơn giản chỉ bao gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư.
3.4. Bảng lương
Giấy xác nhận của cơ quan;công ty, hợp đồng lao động, xác nhận lương, sao kê tài khoản lương 6 tháng gần nhất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thu nhập tiền lương hàng tháng, quý, theo năm
3.5. Chứng minh thu nhập
Nguồn thu từ việc góp vốn, hoặc cho vay tiền: Hợp đồng góp vốn, giấy chứng nhận lợi nhuận, đăng ký kinh doanh và thuế, báo cáo tài chính của công ty góp vốn, các hoá đơn thuế (nếu có); Hợp đồng cho vay tiền, giấy chứng nhận nhận lãi.
Nguồn thu từ kinh doanh: Giấy phép kinh doanh, Giấy đăng ký thuế; biên lai thuế môn bài, biên lai thuế GTGT, biên lai thuế thu nhập doanh nghiệp, biên lai thuế giá trị gia tăng…hình ảnh kinh doanh